Kỹ năng xây dựng đề tài khi viết báo cáo, khóa luận tốt nghiệp dành cho sinh viên Luật
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn mà bất cứ sinh viên Luật nào cũng sẽ phải trải qua, đây là giai đoạn quyết định và khẳng định năng lực của các bạn sau thời gian học tập và đào tạo tại trường. Báo cáo tốt nghiệp hay khóa luận tốt nghiệp là học phần chiếm tỷ trọng điểm số cao nhất trong tất cả các môn học theo chương trình đào tạo ngành Luật. Do đó, rất nhiều bạn sinh viên đã cố gắng, nỗ lực viết báo cáo, khóa luận tốt nghiệp thật tốt để đạt điểm số cao, đặc biệt là nhưng sinh viên chưa có điểm nổi bật trong suốt quá trình học tập. Tuy nhiên, không phải ai cũng có một định hướng rõ ràng và xác định được yêu cầu của nhà trường khi viết báo cáo tốt nghiệp hay khóa luận tốt nghiệp.
Dưới đây là một vài lưu ý giúp các bạn có thể định hướng xây dựng đề tài đúng yêu cầu và nâng cao điểm số khi viết bài báo cáo tốt nghiệp và khóa luận tốt nghiệp:
1/. Tên đề tài:
– Xác định được tình huống có vấn đề
– Đặt câu hỏi nghiên cứu: Vấn đề nào đã được nghiên cứu, vấn đề nào chưa được nghiên cứu, vấn đề nào đã được nghiên cứu nhưng chưa thỏa đáng.
– Chọn đề tài nghiên cứu bảo đảm: Tính mới; Phù hợp với sở trường, đam mê; Kinh phí và điều kiện thực hiện; Có ý nghĩa với xã hội và bảo đảm đạo đức nghiên cứu.
– Về hình thức đặt tên: Ngắn ngọn, rõ ràng, đơn nghĩa; Không sử dụng các thuật ngữ chung chung
– Về nội dung: Nêu được nhiệm vụ, đối tượng nghiên cứu; Nên có phạm vi nghiên cứu cụ thể (theo luật nào, tại nước nào…)
Gợi ý các nội dung Luật cần chọn để phù hợp với chuyên ngành
Đối với chuyên ngành Luật Kinh tế:
+ Kinh doanh, thương mại
+ Thương mại quốc tế
+ Thành lập doanh nghiệp, phá sản
+ Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp
Đối với chuyên ngành Luật:
+ Luật Dân sự, Tố tụng dân sự,
+ Hành chính, Hiến pháp
+ Hình sự, Tố tụng hình sự.
2/. Lý do chọn đề tài
Trả lời hai câu hỏi:
– Đề tài có thực sự cần thiết để tiến hành nghiên cứu hay không?
– Việc nghiên cứu đề tài có thể thực hiện được hay không?
3/. Mục tiêu nghiên cứu
– Đang làm gì?
– Tìm hiểu về điều gì?
– Nghiên cứu giúp giải quyết vấn đề gì?
Mục tiêu chung: Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận; Đánh giá thực trạng, đưa ra những giải pháp.
4/. Phạm vi nghiên cứu
Xác định các vấn đề sau:
– Đối tượng: Cái gì, nội dung gì?
– Không gian: Ở đâu?
– Thời gian: Khi nào?
5/. Các phương pháp nghiên cứu thường được sử dụng:
– Phương pháp so sánh
– Phương pháp thống kê
– Phương pháp lịch sử
– Phương pháp tình huống/ vụ việc
– Phương pháp tiếp cận dựa trên quyền
– Các phương pháp khoa học xã hội: nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính.
6/. Kết cấu cơ bản của một đề tài:
– Mở đầu
– Lý luận chung (phần nội dung lý thuyết)
– Thực trạng
– Giải pháp
– Kết luận
7/. Các vấn đề lưu ý khi trình bày bài báo cáo, khóa luận tốt nghiệp:
Lưu ý về nội dung:
Viết nội dung trước, hoàn thiện phần mở đầu và viết phần kết luận sau.
– Viết lần lượt từ lý thuyết đến thực trạng và kiến nghị.
– Viết theo từng đoạn văn, ở mỗi đoạn, nên để ý chính ở đầu hoặc cuối đoạn.
– Mỗi đoạn không nên dài quá 1/2 hoặc 2/3 trang.
– Hạn chế tối đa viết theo lối gạch đầu dòng.
– Kết cấu của 1 câu trong Tiếng Việt, sửa dụng câu ngắn, rõ nghĩa.
– Kết thúc mỗi chương nên có phần kết luận chương.
Lưu ý về trích dẫn:
– Trích dẫn nguyên văn: Để trong ngoặc kép, nêu nguồn rõ ràng.
– Trích dẫn ý tưởng: Dẫn nguồn đầy đủ.
– Trích dẫn từ Internet: nêu tên tác giả, tên bài viết, đường link website và ngày, giờ
truy cập.