Hiểu cho đúng về lỗi ‘Xe không chính chủ’

Hiện nay, không có văn bản pháp luật nào quy định cụm từ “xe không chính chủ”, mà “xe không chính chủ” được báo chí đưa tin, mọi người nói từ xưa đến nay là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên mình khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

Theo đó, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe máy, ô tô chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm trong 02 trường hợp:

– Thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông;

– Qua công tác đăng ký xe.

Xử phạt đối với “Xe không chính chủ”

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe bị xử phạt như sau:

1. Đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe mô tô, xe gắn máy:

– Cá nhân bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

– Tổ chức bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng.

Căn cứ pháp lý: Điểm a khoản 4 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

2. Đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe ô tô:

– Cá nhân bị phạt từ 2 triệu đồng đến 4 triệu đồng.

– Tổ chức bị phạt từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng.

Căn cứ pháp lý: Điểm l khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

3. Kết luận:

– Xe không chính chủ là hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế.

– Lỗi “xe không chính chủ” không phải cứ đi xe của người khác thì sẽ bị phạt tiền mà chỉ bị xử phạt nếu được xác minh để phát hiện hành vi vi phạm khi thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông và qua công tác đăng ký xe.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *