Giáo viên có phải là công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

Bộ Lao động – Thương binh và xã hội vừa ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm kèm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12/11/2020 để thay thế cho Danh mục hiện tại từ ngày 01/3/2021.

Danh mục quy định hàng nghìn nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như khai thác khoáng sản; cơ khí, luyện kim; hóa chất; giáo dục đào tạo; xây dựng giao thông và kho tàng bến bãi; điện…

Trong đó, các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm gồm:

TTTên nghề hoặc công việcĐặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc
 Điều kiện lao động loại V
1Thí nghiệm vật lý hạt nhânTiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ
2Thí nghiệm hóa phóng xạTiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ, hóa chất độc hại
 Điều kiện lao động loại IV
1Thí nghiệm hoá, sinh, điện cao áp.Làm việc trong phòng kín, ảnh hưởng của điện từ trường cao, tiếp xúc với hóa chất độc, điện áp cao và các vi sinh vật gây bệnh.
2Thủ kho hóa chấtLàm việc trong môi trường kín, chật hẹp; tiếp xúc với hóa chất độc hại.

Như vậy, căn cứ quy định trên, có thể thấy giáo viên không phải là nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *