Đơn phương ly hôn năm 2021: Những lưu ý để ly hôn nhanh, dễ dàng

Đơn phương ly hôn không còn quá xa lạ trong cuộc sống hiện đại; sau đây là những thông tin quan trọng cần biết liên quan đến việc đơn phương ly hôn:

1. Đơn phương ly hôn là gì?

Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành thì có thể hiểu ly hôn đơn phương là việc một trong các bên vợ chồng đứng ra thực hiện thủ tục ly hôn mà không có sự hợp tác, nhất trí của bên còn lại liên quan đến một trong các vấn đề như tình cảm, con cái, tài sản và các nghĩa vụ khác.

2. Điều kiện đơn phương ly hôn

Trước khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương bạn cần có căn cứ để cho rằng mối quan hệ vợ chồng đã lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được do một hoặc hai bên vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Tình trạng trên có thể được thể hiện dưới một số biểu hiện như:

– Hai vợ chồng thường xuyên mâu thuẫn, cãi vã, không có tiếng nói chung;

– Có hành vi bạo lực gia đình hoặc hành vi khác xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của vợ, chồng;

– Hai vợ chồng đã ly thân, không cùng chung sống với nhau;

– Có hành vi ngoại tình, chung sống như vợ chồng với người khác.

Khi xuất hiện những căn cứ, điều kiện nêu trên thì vợ, chồng có quyền thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.

Lưu ý: Trong mọi trường hợp, chồng không có quyền yêu cầu ly hôn nếu người vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị để đơn phương ly hôn

Để có thể thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương một cách nhanh chóng, thuận tiện thì bạn cần chuẩn bị 01 bộ Hồ sơ ly hôn đơn phương gồm các giấy tờ sau:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo mẫu);

– Giấy đăng ký kết hôn (bản gốc);

– Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Sổ hộ khẩu của hai vợ chồng (bản sao y);

– Giấy xác nhận cư trú của bị đơn (bản chính)

– Giấy khai sinh của các con (bản sao y);

– Giấy tờ liên quan đến tài sản chung, nợ chung (bản sao y);

– Các giấy tờ có liên quan khác (ví dụ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở, xe cộ,…)

4. Cách giải quyết khi không đủ hồ sơ

Trên thực tế giải quyết có rất nhiều trường hợp vợ chồng đã ly thân khá lâu hoặc do một bên cố tình che giấu các tài liệu chứng cứ để không đủ tài liệu hoàn thiện hồ sơ ly hôn. Vậy trong trường hợp này sẽ phải giải quyết như nào?

Trong mọi tình huống khó khăn sẽ đều có hướng giải quyết cụ thể, có thể kể đến như sau:

– Trường hợp không có giấy đăng ký kết hôn, bạn có thể tới cơ quan nơi mà hai vợ chồng đăng ký kết hôn để xin bản sao trích lục đăng ký kết hôn.

– Trường hợp không có sổ hộ khẩu thì bạn hãy tới ubnd cấp xã (phường, thị trấn) nơi mà gia đình bạn đăng ký hộ khẩu xin xác nhận cư trú. Tại công an địa phương có lưu giữ sổ gốc ghi chép các vấn đề về hộ khẩu của địa phương. 

– Trường hợp không có khai sinh của con thì thủ tục xin cấp lại tương tự với việc không có sổ hộ khẩu. Thay bằng việc xin xác nhận cư trú bởi công an thì việc xin cấp bản sao khai sinh của con được thực hiện bởi cán bộ tư pháp – hộ tịch nơi bạn đăng ký khai sinh cho con.

– Trường hợp bị mất chứng minh thư của mình và/hoặc không có chứng minh thư của vợ/chồng thì bạn cần chuẩn bị trước mỗi người hai ảnh 4×6 để hoàn thiện hồ sơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *