Quy định pháp luật về đối tượng Sở hữu công nghiệp?

Theo quy định tại Điều 4 của Văn bản hợp nhất: 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ 2019 thì nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp đều là đối tượng sở hữu công nghiệp, mỗi đối tượng có một đặc điểm riêng, đáp ứng yêu cầu bảo hộ khác nhau theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.

1/. Tên thương mại là gì?

Theo Khoản 21, Điều 4 (Văn bản hợp nhất: 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ 2019) thì: “tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh”. Như vậy, ta có thể nhận thấy tên thương mại thực chất là tên của các doanh nghiệp nói chung hoặc tên của các chủ thể kinh doanh nói riêng. Theo đó, ta thấy nhãn hiệu và tên thương mại khác nhau ở bốn điểm cơ bản sau:

– Thứ nhất, về chức năng: Nếu nhãn hiệu có chức năng phân biệt sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các chủ thể kinh doanh này với các chủ thể kinh doanh khác thì tên thương mại dùng để phân biệt các chủ thể kinh doanh trong cùng lĩnh vực kinh doanh.

– Thứ hai, về thủ tục đăng ký bảo hộ: nhãn hiệu muốn được bảo hộ thì phải đăng ký bảo hộ với cơ quan quản lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ trong khi tên thương mại không cần đăng ký riêng mà chỉ cần đăng ký kinh doanh là bao gồm cả đăng ký tên thương mại trong đó.

– Thứ ba, về chuyển giao quyền sử dụng: nhãn hiệu có thể chuyển giao quyền giao sử dụng thông qua hợp đồng li-xăng, còn tên thương mại chỉ được chuyển giao kèm với hành vi chuyển giao cả cơ sở sản xuất kinh doanh chứ không thể chuyển giao một mình tên thương mại.

– Thứ tư là nhãn hiệu thường chỉ được sử dụng nhất thời cho một vài hàng hóa nhất định, sau đó nhà sản xuất có thể thay đổi tùy vào thị hiếu của người tiêu dùng qua từng thời kỳ; còn tên thương mại thường được sử dụng lâu dài liên tục trong suốt tồn tại của chủ thể kinh doanh.

Ví dụ: Honda là tên thương mại; còn là nhãn hiệu.

2/. Chỉ dẫn địa lý là gì?

Theo Khoản 22, Điều 4 (Văn bản hợp nhất: 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ 2019) thì: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”

Theo đó, ta thấy chỉ dẫn địa lý là để chỉ nguồn gốc, nơi xuất xứ của sản phẩm, giúp người tiêu dùng xác định một khu vực địa lý mà trên đó một hoặc một số doanh nghiệp đóng trụ sở và các doanh nghiệp này sản xuất hàng hóa mang chỉ dẫn địa lý đó; còn nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định doanh nghiệp nào cung cấp hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu hàng hóa trên thị trường.

Trong khi chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng, định đoạt; còn chỉ dẫn địa lý thuộc quyền sở hữu của Nhà nước. Chỉ dẫn địa lý là đối tượng sở hữu chung, không được độc quyền sử dụng. Nhà nước trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho cá nhân, tổ chức nào có những đặc trưng về chất lượng hoặc các đặc tính khác do nguồn gốc địa lý tạo nên và đưa sản phẩm đó ra thị trường. Người sử dụng chỉ dẫn địa lý không được quyền chiếm hữu, định đoạt mà chỉ có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý đó gắn lên hàng hóa của mình.

Ví dụ: Nước mắm Phú Quốc là chỉ dẫn địa lý; còn là nhãn hiệu.

3/. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo Khoản 13, Điều 4 (Văn bản hợp nhất: 07/VBHN-VPQH Luật sở hữu trí tuệ 2019) thì: “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này”. Theo đó, kiểu dáng công nghiệp khác với nhãn hiệu chủ yếu ở chỗ kiểu dáng công nghiệp được tạo thành bởi hình dạng bên ngoài của sản phẩm yếu tố này không cần phải có tính phân biệt, còn nhãn hiệu là các dấu hiệu có tính phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Ví dụ: Một chiếc hộp đựng mỹ phẩm làm bằng nhựa đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp với hình trụ, cổ chiếc bình thon dài, miệng bầu dụ; nhãn hiệu trên giày Adidas- phân biệt với các nhãn hiệu giày khác như Nike, Converse,…

Từ sự khác nhau của nhãn hiệu với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác đã giúp ta dễ dàng phân biệt nhãn hiệu với các đối tượng sở hữu công nghiệp trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Nhãn hiệu mang những đặc trưng riêng, vì vậy thật không khó để nhận biết nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *