Điều tra viên là ai? Điều kiện trở thành Điều tra viên tại Việt Nam?

I. Điều tra viên là ai?

Điều tra viên là người được bổ nhiệm để làm nhiệm vụ Điều tra hình sự gồm Điều tra viên của Quân đội nhân dân, Điều tra viên của Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Điều tra viên của Cơ quan Điều tra.

Điều tra viên gồm có các ngạch sau đây: Điều tra viên sơ cấp; Điều tra viên trung cấp; Điều tra viên cao cấp.

Điều tra viên được bổ nhiệm lần đầu có thời hạn là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc nâng ngạch thì thời hạn là 10 năm.

II. Tiêu chuẩn, điều kiện để trở thành Điều tra viên

1. Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên

  • Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
  • Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
  • Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
  • Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
  • Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

2. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp

Người có đủ Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:

  • Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
  • Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
  • Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.

3. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên trung cấp

Người có đủ Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp:

  • Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm;
  • Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
  • Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp;
  • Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên trung cấp.

Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên, và các tiêu chuẩn khác (trừ tiêu chuẩn “Đã là Điều tra viên sơ cấp ít nhất là 05 năm”), đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 09 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Điều động đến công tác tại Cơ quan Điều tra, tuy chưa được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra, chưa đủ thời gian công tác, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên trung cấp.

4. Tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp

Người có đủ Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên và có đủ các Điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp:

  • Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm;
  • Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp;
  • Có khả năng nghiên cứu, tổng hợp, đề xuất biện pháp phòng, chống tội phạm;
  • Có khả năng hướng dẫn các hoạt động Điều tra của Điều tra viên sơ cấp, Điều tra viên trung cấp;
  • Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên cao cấp.

Trong trường hợp do nhu cầu cán bộ của Cơ quan Điều tra, người có đủ Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên, và các tiêu bổ nhiệm Điều tra viên cao cấp (trừ tiêu chuẩn “Đã là Điều tra viên trung cấp ít nhất 05 năm”), đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 14 năm trở lên thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.

Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt, người được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Điều động đến công tác tại Cơ quan Điều tra, tuy chưa được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra, chưa đủ thời gian công tác, nhưng có đủ các tiêu chuẩn khác thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên cao cấp.

Trên đây là câu trả lời của mình cho câu hỏi “Điều tra viên là ai? Điều kiện trở thành Điều tra viên tại Việt Nam?”. Mọi ý kiến thắc mắc, góp ý vui lòng bình luận bên dưới để được trao đổi, hoàn thiện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *