Đặc điểm địa hình Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
Khái quát chung về đặc điểm địa hình của 4 vùng Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam:
>> Xem thêm:
- Ý nghĩa của vị trí địa lí nước ta về tự nhiên, kinh tế, quốc phòng
- So sánh địa hình đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
- So sánh đặc điểm địa hình Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam
1. Đông Bắc
(i) Phạm vi: Tả ngạn sông Hồng.
(ii) Hướng núi: Vòng cung.
(iii) Hình thái chung: Các cánh cung chụm lại ở Tam Đảo, mở ra phía bắc và đông.
(iv) Các dãy núi chính, các sông chính:
– Cánh cung Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
– Các sông: Cầu, Thương, Lục Nam.
2. Tây Bắc
(i) Phạm vi: Giữa sông Hồng và sông Cả.
(ii) Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam.
(iii) Hình thái chung:
– Cao nhất cả nước.
– Phía Đông và Tây là các dãy núi cao và trung bình. Ở giữa thấp hơn gồm các dãy núi, sơn nguyên và cao nguyên đá vôi.
(iv) Các dãy núi chính, các sông chính:
– Dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Fanxiphăng 3143m).
– Sông Đà, Mã, Chu.
3. Trường Sơn Bắc
(i) Phạm vi: Từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
(ii) Hướng núi: Tây Bắc – Đông Nam.
(iii) Hình thái chung:
– Các dãy núi song song và so le nhau, cao ở hai đầu và thấp trũng ở giữa.
– Kết thúc là dãy Bạch Mã đâm ngang ra biển.
(iv) Các dãy núi chính, các sông chính:
– Dãy Giăng Màn, Hoành Sơn, Bạch Mã. – Đỉnh Pu xai lai leng (2711m), Rào Cỏ (2235m).
– Sông Cả, Gianh, Đại, Bến Hải…
4. Trường Sơn Nam
(i) Phạm vi: Phía Nam dãy Bạch Mã.
(ii) Hướng núi: Vòng cung.
(iii) Hình thái chung:
– Bất đối xứng rõ rệt giữa 2 sườn Đông – Tây:
+ Tây: Các cao nguyên bazan bằng phẳng, các bán bình nguyên xen đồi.
+ Đông: Các khối núi cao đồ sộ, sườn dốc chênh vênh.
(iv) Các dãy núi chính, các sông chính:
– Đỉnh Ngọc Linh (2598m), Ngọc Krinh (2025m), Chư Yang Sin (2405m), Lâm Viên (2287m)…
– Sông Cái, sông Ba, Đồng Nai…