Công chức khác Viên chức như thế nào?
Sau đây là các tiêu chí cơ bản giúp bạn dễ dàng phân biệt được công chức với viên chức:
1. Về nơi làm việc
Công chức: Cơ quan nhà nước, Tổ chức chính trị – xã hội.
Viên chức: Đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Về công tác tuyển dụng
**Công chức:
– Căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.
– Thực hiện thông qua thi tuyển và xét tuyển trong trường hợp đặc biệt theo Điều 36 Luật Cán bộ Công chức 2008.
– Hình thức, nội dung thi tuyển công chức phải phù hợp với ngành, nghề, bảo đảm lựa chọn được những người có phẩm chất, trình độ và năng lực đáp ứng yêu cầu tuyển dụng.
**Viên chức:
– Căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập
– Thực hiện thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.
– Bảo đảm tính cạnh tranh, công khai, minh bạch.
– Căn cứ vào kết quả tuyển dụng, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ký kết hợp đồng làm việc với người trúng tuyển vào viên chức.
3. Về tính chất nghề nghiệp
Công chức: Hoạt động công vụ và quản lý nhà nước.
Viên chức: Hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn.
4. Về nguồn lương
Công chức: Ngân sách nhà nước hoặc quỹ lương của Đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức: Viên chức là từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
5. Về chế độ làm việc
Công chức: Bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh.
Viên chức: Phân hạng theo chế độ hợp đồng.
6. Về bảo hiểm xã hội
Công chức: Không phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Viên chức: Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn: Tổng hợp.