Chế tài là gì? Pháp luật Việt Nam có các loại chế tài nào?

Chế tài là một trong ba bộ phận cấu thành một quy phạm pháp luật. Chế tài là bộ phận xác định các hình thức trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm với những quy tắc xử sự chung được ghi trong phần quy định và giả định của quy phạm pháp luật.

Phần chế tài của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng những biện pháp nào đối với chủ thể vi phạm pháp luật và chủ thể vi phạm pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả gì? Phần này thể hiện thái độ của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật và là điều kiện đảm bảo cho những quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế.

>> Xem thêm:

– Dựa vào cách thức nêu lên hậu quả phải gánh chịu có hai loại:

+ Chế tài cố định: nêu chính xác biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp luật.

+ Chế tài không cố định là chế tài không nêu lên một cách chính xác, dứt khoát hậu quả phải gánh chịu mà chỉ nêu lên mức cao nhất và mức thấp nhất của  biện pháp tác động.

– Dựa vào tính chất của các biện pháp tác động và chủ thể có thẩm quyền áp dụng, chế tài được chia thành chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài kỷ luật và chế tài dân sự:

+ Chế tài hành chính là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính.

+ Chế tài hình sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật bị coi là tội phạm.

+ Chế tài kỷ luật là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các  chủ thể có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác  hoặc vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật.

+ Chế tài kỷ luật là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác  hoặc vi phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài kỷ luật bao gồm: Khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.  

+ Chế tài dân sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *