Chế độ sở hữu đất đai ở nước ta

1. Chế độ sở hữu đất đai là gì?

Chế độ sở hữu đất đai không chỉ bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ sở hữu mà nó còn bao gồm những yếu tố pháp lý khác tác động đến cơ chế vận hành của quan hệ sở hữu.

2. Hình thức sở hữu đất đai

Những hình thức sở hữu đất đai phổ biến hiện nay trên thế giới được phân loại như sau:

– Một là, phân theo chủ thể sở hữu:

+ Sở hữu nhà nước, vua.

+ Sở hữu tư nhân.

+ Sở hữu toàn dân.

– Hai là, Phân chia theo cấp chính quyền:

+ Sở hữu của chính quyền nhà nước trung ương và đất đai thuộc sở hữu của các cấp chính quyền địa phương (Pháp).

+ Sở hữu của chính quyền Liên bang và đất đai thuộc sở hữu của chính quyền Bang (Cộng hòa Liên bang Đức)

3. Mô hình sở hữu đất đai

+ Mô hình sở hữu đơn nhất: chỉ thừa nhận một hình thức hình thức sở hữu duy nhất đối với đất đai (SHNN, SHTD)

+ Mô hình sở hữu đa hình thức: Là mô hình thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu của cộng đồng dân cư và sở hữu tư nhân.

– Ví dụ:

+ Ở Anh, tuy đất đai thuộc sở hữu của Nữ hoàng nhưng quyền sở hữu của Nữ hoàng chỉ là danh nghĩa.

+ Ở Trung Quốc: thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể

+ Tại Đông Nam Á, trong 10 nước ASEAN thì có 07 nước chọn chế độ sở hữu đa hình thức, còn lại là sở hữu Nhà nước (Miama) và sở hữu toàn dân (Việt Nam và Lào).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *