Cách viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp là một tài liệu không thể thiếu trong quá trình đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Vậy nội dung bản mô tả kiểu dáng công nghiệp gồm những gì? Cách viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp ra sao?

1/ Nội dung bản mô tả kiểu dáng công nghiệp:

Trong bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, cần xác định những nội dung cơ bản sau:

– Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp

– Phân loại Kiểu dáng công nghiệp

– Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp

– Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết

– Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ

– Bản chất của kiểu dáng công nghiệp

2/ Hướng dẫn viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp:

Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp cần có nội dung rõ ràng như sau:

– Tiêu đề: Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp

– Tên kiểu dáng công nghiệp: Ví dụ như Lọ hoa, Hộp đựng sản phẩm,…

– Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp: Ví dụ như sử dụng đựng hoa, đựng nước, đựng dụng cụ gia đình,…

– Phân loại Kiểu dáng công nghiệp: Theo bảng phân loại quốc tế

– Các kiểu dáng công nghiệp ít khác biệt nhất đã biết: Không có

– Liệt kê ảnh chụp Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 1: Ảnh chụp tổng thể của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 2: Ảnh chụp mặt trước của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 3: Ảnh chụp mặt sau của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 4: Ảnh chụp mặt trái của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 5: Ảnh chụp mặt phải của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 6: Ảnh chụp mặt trên của Kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh 7: Ảnh chụp mặt dưới của Kiểu dáng công nghiệp

Lưu ý về ảnh chụp:

+ Cần liệt kê tất cả, lần lượt các ảnh chụp (ảnh chụp tổng thể, mặt trước, mặt sau, bên phải, bên trái, từ trên xuống, từ dưới lên), hình vẽ, phối cảnh 3 chiều, hình chiếu mặt cắt kiểu dáng của sản phẩm theo thứ tự trong tờ khai

+ Ảnh chụp, bản vẽ phải rõ ràng, sắc nét, bản vẽ phải được thể hiện bằng đường nét liền, nền của ảnh chụp, bản vẽ phải có màu đồng nhất với nhau và cùng tương phản với kiểu dáng công nghiệp

+ Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ

+ Ảnh chụp, bản vẽ phải thể hiện kiểu dáng công nghiệp theo cùng một tỷ lệ. Kích thước của kiểu dáng công nghiệp trong ảnh chụp, bản vẽ không được nhỏ hơn 90mm x 120mm và không được lớn hơn 190mm x 277mm

+ Ảnh chụp, bản vẽ phải được thể hiện theo cùng một chiều và lần lượt theo thứ tự: hình phối cảnh của kiểu dáng công nghiệp đó, hình chiếu của kiểu dáng công nghiệp từ phía trước, phía sau, từ bên phải, bên trái, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên và các hình phải được thể hiện chính diện

+ Với các kiểu dáng công nghiệp có hình đối xứng thì ảnh chụp, hình vẽ có thể không cần thể hiện thêm các hình chiếu đối xứng, với điều kiện cần nêu rõ điều đó trong phần liệt kê ảnh chụp, bản vẽ thuộc bản mô tả

– Mô tả kiểu dáng công nghiệp như sau:

+ Kiểu dáng công nghiệp gồm các phần…

+ Mô tả cụ thể từng phần một cách chi tiết

+ Bản chất của kiểu dáng công nghiệp: Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ, và có sự khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

– Yêu cầu bảo hộ: Bảo hộ tổng thể kiểu dáng công nghiệp như được thể hiện trên bộ bản vẽ và phần mô tả

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *