Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

1. Nguyên tắc giải quyết khách quan và nhanh chóng:

Tính khách quan khi quy định về thành phần ban hội thẩm

Thứ kí đề xuât danh sách 3 thành viên lên Đại hội đồng, ĐHĐ sẽ căn cứ lên tư cách của những thành viên đó để đảm bảo rằng => thành viên ban hội thẩm không được có quan hệ thân thích với các bên tranh chấp

–  Thành viên ban hội thẩm cần phải được lựa chọn với mục đích đảm bảo sự độc lập của các hội thẩm viên

– Thành viên có quốc tịch của quốc gia tranh chấp không đc tham gia ban hội thẩm

– Ngoại lệ, nếu thành viên đó đc tin tưởng của 2 bên tranh chấp, thì vẫn đc tham gia ban hội thẩm

– Các thành viên hội thẩm làm việc với tư cách cá nhân chứ k phải đại diện cho chính phủ hay bất kì 1 tổ chức nào

Tính nhanh chóng thể hiện ở chỗ nếu chỉ đến cấp sơ thẩm thì thời hạn không quá 1 năm. Đến cấp phúc thẩm thì thời hạn không quá 16 tháng

2. Nguyên tắc ưu tiên cho giải pháp tích cực:

– Bảo toàn quyền của các thành viên

– Làm rõ phạm vi các quyền và nghĩa vụ

– Ưu tiên giải pháp được các bên thoả thuận phù hợp với Hiệp định WTO (trước khi kiện, các bên phải làm thủ tục Tham vấn, tức là các bên thoả thuận với nhau trước rồi mà không đc thì mới kiện để mở ra ban hội thẩm. Trong quá trình xét xử, trong bất kì giai đoạn nào 2 bên cũng có thể dừng việc xét xử lại để ngồi xuống cùng thoả thuận với nhau)

3. Nguyên tắc đồng thuận nghịch:

Các trường hợp áp dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch

– Quyết định thành lập ban hội thẩm

– Thông qua các báo cáo của BHT và Cơ quan phúc thẩm

– Cho phép trả đũa (việc trả đũa này phải đc cho phép chứ không đc tự ý thực hiện)

Một quyết định, báo cáo chỉ không được thông qua nếu tất cả thành viên DSB phản đối Báo cáo/quyết định đó. => chỉ cần 1 người đồng ý, quyết định  sẽ đc thông qua

4. Nguyên tắc hỗ trợ quốc gia đang và kém phát triển:

– Có quyền yêu cầu thành phần ban hội thẩm (3 người) thì có 1 ng đến từ quốc gia đang phát triển

– Ở bất kì giai đoạn nào của quá trình giải quyết tranh chấp, cũng có điều khoản ưu ái cho quốc gia đag phát triển, tuy nhiên nó mang tính chất kĩ thuật và thủ tục nhiều hơn. Nghĩa là họ có thể kéo dài thời gian chuẩn bị hơn, chứ họ hoàn toàn k đc tăng hay giảm nghĩa vụ của mình

– Phải có sự kiềm chế thích hợp nếu bị đơn là quốc gia đang phát triển.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *