Các dạng địa hình đặc trưng của Việt Nam: Đồng bằng và đồi núi
Các dạng địa hình đặc trưng của nước ta gồm: đồi núi và đồng bằng.
1. Khu vực đồi núi:
– Địa hình núi: 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
– Địa hình bán bình nguyên và đồi trung du: Nằm chuyển tiếp giữa miền núi với đồng bằng.
– Bán bình nguyên (Đông Nam Bộ): Bậc thềm phù sa cổ và bề mặt phủ badan. – Đồi trung du (Rìa phía Bắc, phía Tây ĐBSH thu hẹp rìa đồng bằng ven biển miền Trung): Phần lớn là bậc thềm phù sa cổ bị chia cắt do tác động của dòng chảy.
2. Khu vực đồng bằng:
– Đồng bằng châu thổ sông gồm: đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
– Đồng bằng ven biển (Miền Trung):
– Diện tích 15000 km2. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ. – Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp. Đất nghèo, nhiều cát, ít phù sa sông.
– Các đồng bằng lớn: Đồng bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hòa,….
>> Xem thêm: