165 câu nhận định đúng sai và đáp án môn Luật Lao động

Sau đây là 165 câu nhận định đúng sai và đáp án tham khảo môn Luật Lao động mà mình tổng hợp được theo Luật mới nhất, các bạn có thể tham khảo:

Câu 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì NLĐ chỉ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu có, hoặc nếu có mà 2 bên thỏa thuận được thì NLD cũng không phải bồi thường.

>> Xem thêm:

Câu 2: Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chế độ lao động đối với công chức, viên chức Nhà nước, người giữ các chức vụ được bầu, cử hoặc bổ nhiệm, người thuộc lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân, người thuộc các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội khác và xã viên hợp tác xã do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tuỳ từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này.

Câu 3: Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Trong trường hợp người học nghề chấm dứt hợp đồng để đi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc do ốm đau, tai nạn, vì lý do sức khỏe mà không thể tiếp tục học nghề nữa thì sẽ được hoàn trả lại phần học phí của thời gian còn lại.

Câu 4: Thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Trong trường hợp quyền lợi của người lao động đã thoả thuận trong hợp đồng lao động thấp hơn so với thoả ước tập thể, thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng của thoả ước tập thể. Mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thoả ước tập thể.

Câu 5: Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.

Câu 6: Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều người sử dụng lao động khác nhau.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Người lao động có thể giao kết một hoặc nhiều hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các hợp đồng đã giao kết.

Câu 7: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động được tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Có thể tính từ thời điểm do 2 bên thỏa thuận, từ ngày giao kết.

Câu 8: Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ tối đa 2 lần thôi.

Câu 9: Người lao động bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia quan hệ lao động là một loại hành vi pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đó là 1 sự biến pháp lý

Câu 10: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động cần có lý do chính đáng.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: người lao động được đơn phương chấm dứt HĐ lao động mà không cần lý do.

Câu 11: Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích:

Câu 12: Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực kể từ ngày 2 bên thỏa thuận ghi trong thỏa ước hoặc kể từ ngày ký.

Câu 13: Luật lao động là ngành luật điều chỉnh các quan hệ lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động.

Câu 14: quan hệ lao động của cán bộ công chức NN thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: quan hệ lao động của cán bộ công chức do các văn bản pháp luật khác quy định

Câu 15: Trong các cơ quan NN không tồn tại các quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh Luật lao động

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Các cơ quan hành chính, sự nghiệp có sử dụng lao động không phải là công chức, viên chức NN thì phải thực hiện giao kết HĐ lao động

Câu 16: Mọi quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở HĐ lao động do ngành Luật lao động điều chỉnh

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: bản chất của quan hệ làm công ăn lương là sự mua bán sức lao động trên cơ sở hợp đồng lao động. Vì thế mọi quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động là đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Câu 17: quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở HĐ thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành Luật lao động

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở HĐ Dịch vụ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động

Câu 18: Luật lao động không điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh trong các HTX

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: HTX sử dụng lao động không phải là xã viên thì phải thực hiện giao kết HĐ lao động

Câu 19: Mọi quan hệ học nghề do Luật lao động điều chỉnh

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: HĐ học nghề là hình thức pháp lý của quan hệ học nghề do luật lao động điều chỉnh. Vì vậy chỉ những quan hệ học nghề phát sinh trên cơ sở hợp đồng học nghề mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động

Câu 20: Tổ chức giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực hoạt động xh

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Tổ chức giới thiệu việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo 1 phần chi phí hoạt động

Câu 21: Người học nghề là người có ít nhất đủ 13 tuổi

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Trừ 1 số trường hợp được quy định trong luật

Câu 22: Người học nghề có nghĩa vụ đóng học phí cho cơ sở dạy nghề, trừ trường hợp hai bên thỏa thuận người học nghề không phải đóng học phí

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Doanh nghiệp có quyền thành lập cơ sở dạy nghề, và khi tuyển người vào học nghề để làm việc tại doanh nghiệp thì không được thu học phí.

Câu 23: Người lao động bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia quan hệ lao động là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 24: Khi lao động nam đủ 60 tuổi hoặc lao động nữ đủ 55 tuổi thì quan hệ lao động sẽ đương nhiên bị chấm dứt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 25: QH bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp người lao động gây thiệt hại cho tài sản của người sử dụng lao động là QHXH thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Các quan hệ xh khác liên quan trực tiếp tới quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động, trong đó có quan hệ bồi thường thiệt hại tài sản, nhưng tài sản ở đây phải được người sử dụng lao động giao cho người lao động quản lý, và bị thiệt hại trong quá trình thực hiện công việc của người lao động

Câu 26: QH về bồi thường thiệt hại phát sinh trong trường hợp người sử dụng lao động gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người lao động là quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: quan hệ bồi thường về tính mạng và sức khỏe trong trường hợp người sử dụng lao động không chấp hành hoặc chấp hành không đúng các quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động gây thiệt hại cho tính mạng và sức khỏe của người lao động

Câu 27: Cá nhân nước ngoài muốn trở thành người lao động trong quan hệ PL về sử dụng và cung ứng lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 28: Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật về sử dụng và cung ứng lao động ít nhất phải đủ 15 tuổi, trừ trường hợp do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội quy định.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 29: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ít nhất phải đủ 18 tuổi.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 30: Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 1 số trường hợp không phải cấp giấy phép lao động

Câu 31: Cơ sở dạy nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề thì phải trả lại toàn bộ học phí đã thu

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích:

Câu 32: Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp, nếu người học nghề không làm việc theo cam kết thì phải bồi hoàn chi phí dạy nghề

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 33: HĐ lao động có thể được áp dụng trong các cơ quan nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 34: Mọi người lao động trong DN nhà nước đều là đối tượng áp dụng HĐ lao động

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 35: Doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải ký kết thỏa ước lao động tập thể. 

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 36: Thỏa ước lao động tập thể không được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì không có hiệu lực pháp luật.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 37: Thời hạn của thỏa ước lao động tập thể tối thiểu là 1 năm

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 38: Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực pháp lý cao hơn nội quy lao động.

Câu 39: Trong TH sáp nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhận sáp nhập có số lao động tiếp tục được sử dụng chiếm trên 50% tổng số lao động sau khi sáp nhập thì thỏa ước lao động tập thể tiếp tục có hiệu lực

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 40: Thỏa ước lao động tập thể được ký kết khi chưa tiến hành lấy ý kiến của tập thể lao động thì có thể bị tuyên bố vô hiệu

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 41: Thỏa ước lao động tập thể được ký kết không đúng thẩm quyền sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 42: Trong mọi trường hợp, khi bị người sử dụng lao động trả lương không đúng thời hạn theo hợp đồng, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Vì về nguyên tắc khi người lao động chậm trả lương đã vi phạm nguyên tắc trả lương cho người lao động. Đồng thời hành vi này cũng là một trong những căn cứ để người lao động có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên pháp luật cũng có quy định để bảo vệ người sử dụng lao động trong trường hợp có lý do chậm trả là khách quan như do thiên tai, hỏa hoạn, lý do bất khả kháng thì pháp luật vẫn cho phép người sử dụng lao động trả chậm. Vì vậy, trường hợp này, người lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Câu 43: Khi khấu trừ tiền lương của người lao động, người sử dụng lao động phải trao đổi với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Pháp luật không đặt ra quy định bắt buộc trường hợp liên quan đến bồi thường cho người sử dụng lao động của người lao động phải có sự tham gia của tổ chức người lao động tại cơ sở cũng như trong các quy định về nhiệm vụ quyền hạn của công đoàn thì công đoàn không chịu có quyền hạn trong vấn đề liên quan đến việc khấu trừ lương.

Câu 44: Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước không được đình công.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chỉ những doanh nghiệp được liệt kê tại danh mục đơn vị sử dụng lao động không được đình công theo quy định của pháp luật thì mới thuộc trường hợp không được đình công, theo đó, pháp luật không cho phép đình công trong 6 nhóm doanh nghiệp có vị trí, vai trò quan trọng đối với nền kinh tế xã hội.

Câu 45: Các bên chỉ có thể giao kết tối đa 2 lần HĐ lao động theo mùa vụ hoặc theo 1 công việc nhất định có thời hạn 12 tháng.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Các quy định của luật chỉ giới hạn với hợp đồng lao động xác định thời hạn mới chỉ được ký thêm 1 lần.

Câu 46: Trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Về nguyên tắc các tranh chấp lao động tập thể về lợi ích phải theo trình tự thủ tục tại Điều 201, nghĩa là phải qua thủ tục hòa giải tại hòa giải viên lao động. Chỉ có trường hợp, với các doanh nghiệp không được đình công, thì có sự khác biệt đó là hòa giải viên lao động sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp ngay từ lúc đầu.

Câu 47: Chỉ có ban chấp hành công đoàn cơ sở mới có thể đại diện cho tập thể người lao động trong thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đối với các doanh nghiệp chưa có ban chấp hành công đoàn cơ sở thì đại diện cho tập thể người lao động là ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp.

Câu 48: Chỉ có người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Chủ thể có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật người lao động là người giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động. Mà có những trường hợp người sử dụng lao động ủy quyền hợp pháp cho người khác tham gia ký kết thì lúc này chính người được ủy quyền là người có thể ra quyết định xử lý kỷ luật đối với người lao động (với hình thức khiển trách)

Câu 49: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhưng không có giấy phép lao động thì quan hệ lao động chấm dứt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Trong các căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động như hợp đồng đương nhiên chấm dứt, đơn phương chấm dứt hợp đồng hay một vài trường hợp vô hiệu thì không đề cập đến trường hợp này. Cũng như chế tài áp dụng cho trường hợp này chỉ là trục xuất người lao động nước ngoài ra khỏi Việt Nam.

Câu 50: Khi việc sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và người lao động hoàn thành tốt công việc được giao thì người sử dụng lao động bắt buộc phải thưởng cho người lao động. 

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Việc thưởng là do người lao động quyết định, chứ không phải là nghĩa vụ bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật.

Câu 51: Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước được ký kết thì không tuân theo thỏa ước.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Sau khi thỏa ước được ký kết và phát sinh hiệu lực thì trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mọi người lao động, kể cả người lao động đã tham gia vào việc ký kết thỏa ước lẫn người mới vào sau khi thỏa ước đã được ký kết.

Câu 52: Thời gian làm việc của người lao động vượt quá 8h/ ngày là thời giờ làm thêm.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Ngoài thời giờ làm việc bình thường quy định không quá 8h trong một ngày, thì nếu đối với trường hợp thời giờ làm việc tính theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10h trong một ngày, hay trường hợp làm công việc nặng nhọc độc hại thì thời giờ làm việc bình thường không quá 6 giờ trong một ngày. Mà thời giờ làm thêm được xác định dựa vào thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường nên áp vào trường hợp trên ta thấy, cần căn cứ vào thời giờ làm việc được quy định trong nội quy hay thỏa ước ra sao.

Câu 53: Quan hệ lao động cá nhân chỉ có một cơ sở phát sinh duy nhất là hợp đồng lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 54: Người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam thì phải giao kết hợp đồng lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Pháp luật lao động Việt Nam không đặt ra yêu cầu bắt buộc người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giao kết hợp đồng lao động. Vì vậy, cũng giống như người lao động Việt Nam, nếu người lao động nước ngoài cũng làm những công việc thời có thời hạn dưới 3 tháng thì chỉ cần thỏa thuận bằng lời nói.

Câu 55: Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Về nguyên tắc khi muốn người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải được sự đồng ý của người lao động. Tuy nhiên trong trường hợp như thực hiện lệnh tổng động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, hay thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người,… thì người lao động có quyền yêu cầu người sử dụng lao động làm thêm bất kỳ ngày nào mà người lao động không được từ chối.

Câu 56: Đối với HĐ lao động có thời hạn dưới 3 tháng thì không bắt buộc phải giao kết bằng hình thức văn bản.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đối với công việc giúp việc gia đình, luật quy định bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng bằng văn bản, dù thời gian làm việc có dưới 3 tháng.

Câu 57: Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Đối với người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi thì không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động mà do người đại diện theo pháp luật trực tiếp tham gia ký kết với người lao động. Vì vậy trường hợp này, chủ thể giao kết và chủ thể thực hiện là khác nhau.

Câu 58: Khi người lao động đủ 60 tuổi đối với nam và đủ 55 tuổi đối với nữ thì quan hệ lao động đương nhiên chấm dứt.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khi người lao động đến tuổi nghỉ hưu nhưng nếu người sử dụng lao động có nhu cầu thì có thể thỏa thuận với người lao động có đủ sức khỏe kéo dài thời hạn theo hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng mới. Nhưng các điều kiện về hợp đồng và các quy định liên quan đến quyền lợi của người cao tuổi phải theo quy định của pháp luật.

Câu 59: Các bên chỉ được giao kết tối đa hai lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Các quy định của pháp luật lao động chỉ không cho phép các bên giao kết liên tục quá 2 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn. Nếu trong trường hợp các bên đã chấm dứt hợp đồng lao động sau đó mới giao kết lại thì có thể trên 2 lần.

Câu 60: Số giờ làm thêm không được quá 50 % số giờ làm việc bình thường khi làm thêm trong ngày nghỉ lễ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Nhận định trên chỉ đúng trong trường hợp người lao động làm thêm trong 1 ngày bình thường. Còn đối với trường hợp làm thêm trong ngày nghỉ nghỉ lễ thì luật quy định không quá 12 giờ trong 1 ngày.

Câu 61: Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Khi người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất thì không phải trường hợp nào cũng phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đã xảy ra mà tùy vào từng trường hợp, tùy vào lỗi, mức độ thiệt hại thực tế,… mà sẽ bồi thường một phần, toàn bộ hoặc không phải bồi thường.

Câu 62: Người lao động nữ đang nuôi con dưới 07 tháng tuổi thì doanh nghiệp không được sử dụng người đó làm thêm giờ.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 63: Hàng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức đào tạo nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 64: Hội đồng trọng tài lao động không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp tập thể về quyền.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 65: Khi thương lượng tập thể để giải quyết tranh chấp lao động tập thể, bắt buộc phải có hòa giải viên lao động tham gia.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 66: Khi xây dựng thang lương, bảng lương, người sử dụng lao động phải tổ chức thương lượng tập thể với đại diện tập thể người lao động tại công ty.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 67: Người lao động bị áp dụng trách nhiệm vật chất phải bồi thường toàn bộ thiệt hại gây ra.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 68: Người lao động làm việc cho người sử dụng lao động đủ 12 tháng thì mới được nghỉ hàng năm.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 69: Trong mọi trường hợp, khi xử lý kỷ luật lao động, bắt buộc phải có sự tham gia của người lao động.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 70: Đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới ba tháng thì không bắt buộc phải giao kết hợp đồng bằng hình thức văn bản.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 71: Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích:

Câu 72: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 73: Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động.    

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 74: Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 75: Thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 76: Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện. 

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 77: Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều người sử dụng lao động khác nhau.     

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 78: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động được tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.  

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 79: Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.   

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 80: Người lao động bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia quan hệ lao động là một loại hành vi pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 81: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động cần có lý do chính đáng.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 82: Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc.     

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 83: Thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực sau khi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.   

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 84: Quỹ GQVL của địa phương chỉ được hình thành từ ngân sách địa phương do HĐND Tỉnh, TP trực thuộc TW quyết định? 

Câu 85: Trong thời gian học nghề, nếu người học nghề trực tiếp làm ra SP thì DN trả lương cho họ bằng mức TL tối thiểu do NN quy định?   

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 86: Luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa xã viên với hợp tác xã. 

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 87: Chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ chỉ áp dụng cho người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 88: người lao động bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm ko liên quan đến quan hệ lao động thì người sử dụng lao động ko phải tạm ứng tiền lương cho người lao động.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 89: Quan hệ xã hội phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 90: Doanh nghiệp VN phải giao kết hợp đồng lao động khi tuyển dụng lao động là người nước ngoài làm việc ở VN.   

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 91: Nếu thuộc TH không thuộc diện cấp giấy phép thì không phải đăng ký hợp đồng lao động, kể cả TH cấp giấy phép thì cũng k buộc phải ký HĐ lao động mà có thể là thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.

Câu 92: Trong trường hợp thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ, người sử dụng lao động có quyền cho những người lao động làm việc trong doanh nghiệp dưới 12 tháng thôi việc.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 93: Thỏa ước lao động tập thể đương nhiên chấm dứt hiệu lực trong trường hợp doanh nghiệp hợp nhất.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 94: Khoảng thời gian mà người lao động làm việc ngoài mức 8 giờ/ngày được coi là thời giờ làm thêm giờ.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 95: Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội cho mọi người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 96: Hợp đồng lao động là hình thức pháp lý duy nhất làm phát sinh quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh của luật lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 97: Luật lao động không được áp dụng đối với cán bộ, công chức nhà nước.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 98: Cơ sở dạy nghề không được đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề nếu không có căn cứ do pháp luật quy định.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 99: Người lao động vào làm việc sau khi thỏa ước đã ký kết thì không phải tuân theo thỏa ước.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 100: Người lao động đi nghỉ hàng năm ở trong nước để thăm bố, mẹ, vợ (hoặc chồng), con thì được người sử dụng thanh toán tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 101: Người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận không trích đóng bảo hiểm xã hội mà trả vào lương cho người lao động để người lao động tự tích lũy.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 102: hợp đồng lao động giao kết với người lao động dưới 15 tuổi mà ko có sự đồng ý trước bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp thì vô hiệu.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 103: người lao động làm công việc có tính chất độc hại thuộc danh mục do bộ Lao động – thương binh – xã hội ban hành thì được hưởng chế độ phụ cấp độc hại.    

Câu 104: người sử dụng lao động chỉ được phép sa thải người lao động có hành vi gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp khi thiệt hại đó có giá trị từ 5 chai trở lên.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 105: người lao động được hưởng nguyên lương trong thời gian điều trị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 106: chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động tập thể liên quan tới tiền thưởng.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: 

Câu 107: Người sử dụng lao động có thể sa thải người lao động nếu người đó trộm cắp tài sản của công ty.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 108: Người lao động làm việc vào ngày chủ nhật thì được trả 200% lương.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 109: Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bị tai nạn khi đang làm việc thì được hưởng trợ cấp lao động do quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 110: Chế độ thai sản chỉ được thực hiện đối với người lao động đang tham gia quan hệ lao động.         

Câu 111: Đình công là một trong những cách thức giải quyết tranh chấp lao động tập thể.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: 

Câu 112: Người học nghề không phải là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Người học nghề là đối tượng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Lao động.

Câu 113: Người lao động có nghĩa vụ gia nhập tổ chức công đoàn.

Nhận định: SAI.

Gợi ý giải thích: Người lao động có quyền gia nhập tổ chức công đoàn chứ không phải nghĩa vụ gia nhập tổ chức công đoàn.

Câu 114: Người sử dụng lao động có quyền thông qua doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Người sử dụng lao động có quyền trực tiếp hoặc thông qua tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng lao động.

Câu 115: Người lao động được làm việc ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Nhận định: ĐÚNG.

Gợi ý giải thích: Người lao động được làm việc cho bất kỳ người sử dụng lao động nào và ở bất kỳ nơi nào mà pháp luật không cấm.

Câu 116: Trong trường hợp một bên từ chối thương lượng tập thể hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn do pháp luật quy định hoặc thương lượng tập thể không thành công thì bên kia chỉ có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 117:  Trong trường hợp một bên từ chối thương lượng tập thể hoặc không tiến hành thương lượng trong thời hạn do pháp luật quy định hoặc thương lượng tập thể không thành công thì bên kia có quyền tiến hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.

Câu 118: Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là ngày các bên ký kết.

Câu 119: Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn thì hai bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới.

Câu 120: Người lao động có quyền từ chối khi người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm giờ.

Câu 121: Ngày nghỉ hàng tuần là thứ bảy hoặc chủ nhật hoặc cả thứ bảy và chủ nhật.

Câu 122: Người lao động chỉ được nghỉ hàng tuần 04 ngày trong một tháng.

Câu 123: Chỉ có những người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động mới được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.

Câu 124: Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương phải chấp hành kỷ luật 06 tháng.

Câu 125: Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật lao động.

Câu 126: Người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động và gây ra thiệt hại về mặt vật chất cho người sử dụng lao động thì phải chịu trách nhiệm vật chất.

Câu 127: Đối với những trường hợp hành vi vi phạm kỷ luật lao động không liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Câu 128: Đối với những trường hợp hành vi vi phạm kỷ luật lao động liên quan trực tiếp đến tài chính, tài sản, tiết lộ bí mật công nghệ, bí mật kinh doanh của người sử dụng lao động thì thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 12 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Câu 129: Khi người lao động có hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì phải chịu trách nhiệm kỷ luật lao động.

Câu 130: Người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật lao động tương ứng với mỗi hành vi.

Câu 131: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Câu 132: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang bị tạm giữ, tạm giam.

Câu 133: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động khi chưa có kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động.

Câu 134: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản, người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.

Câu 135: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

Câu 136: Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm.

Câu 137: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa.

Câu 138: Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi.

Câu 139: Để vào làm việc tại Việt Nam thì công dân nước ngoài phải có đủ các điều kiện sau: Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ chuyên môn tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc, không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài và có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

Câu 140: Sử dụng người lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động 55% là vi phạm pháp luật.

Câu 141: Hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người giúp việc gia đình không theo hình thức khoán phải được lập thành văn bản.

Câu 142: Tất cả những tranh chấp lao động cá nhân đều phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết.

Câu 143: Các tranh chấp lao động cá nhân chỉ được yêu cầu Tòa án giải quyết khi hòa giải viên lao động hòa giải không thành.

Câu 144:  Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, chỉ khi nào hòa giải không thành thì hòa giải viên lao động mới được lập biên bản hòa giải không thành.

Câu 145: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

Câu 146: Các tranh chấp lao động tập thể về quyền chỉ được yêu cầu Tòa án giải quyết khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện không giải quyết trong thời hạn luật định.

Câu 147: Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, chỉ khi nào hòa giải không thành thì Hội đồng trọng tài lao động mới được lập biên bản hòa giải không thành.

Câu 148: Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, chỉ khi nào Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì các bên mới có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Câu 149: Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tập thể là 01 năm.

Câu 150: Chỉ khi nào tập thể lao động tiến hành đình công tại doanh nghiệp thuộc danh mục không được đình công thì mới bị xem là đình công bất hợp pháp.

Câu 151: Người lao động tham gia đình công không được trả lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật.

Câu 152: Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

Câu 153:  Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng là đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 154:  Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc cũng là đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Câu 155: Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, vì ốm đau phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì được hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội.

Câu 156: Người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ ốm đau sẽ được hưởng với mức 75% mức bình quân tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc hoặc tháng đầu tiên.

Câu 157: Chỉ những người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên mới được hưởng chế độ thai sản.

Câu 158: Lao động nữ đủ điều kiện hưởng chế độ khi sinh con thì sẽ được hưởng trong 06 tháng.

Câu 159: Lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Câu 160: Khi nào hết thời hạn nghỉ sinh con, lao động nữ mới được đi làm lại.

Câu 161: Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu bị tai nạn lao động sẽ được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Câu 162: Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu bị bệnh nghề nghiệp sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.

Câu 163: Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì thân nhân chỉ được hưởng trợ cấp một lần bằng 36 tháng lương tối thiểu chung.

Câu 164: Người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu.

Câu 165: Người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội và đến tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thì được nghỉ hưu và hưởng lương hưu.

>> Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *