10 vấn đề NLĐ cần biết trước khi đặt bút ký vào hợp đồng lao động
Trước khi đặt bút ký vào HĐLĐ, NLĐ cần phải biết 10 vấn đề cơ bản sau đây để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:
1. Quyền của người lao động
Được quy định cụ thể tại Điều 5 BLLĐ năm 2012.
2. Doanh nghiệp không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân của NLĐ
Điều 20 BLLĐ năm 2012, nghiêm cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau:
– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của NLĐ.
– Yêu cầu NLĐ phải bảo đảm bằng tiền/tài sản khác cho việc thực hiện HĐLĐ.
3. Thời gian thử việc tối đa không được quá 60 ngày
– Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
– Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
4. Tiền lương thử việc ít nhất bằng 85% mức lương của công việc (Điều 28 BLLĐ)
5. Mức lương chính thức ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng (Điều 91 BLLĐ)
6. Chỉ ký hợp đồng lao động với người có thẩm quyền (Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP)
7. Được người sử dụng lao động cung cấp thông tin trước khi giao kết hợp đồng lao động (Điều 19 BLLĐ)
8. HĐLĐ được giao kết phải thuộc một trong 03 loại sau: (Điều 22 BLLĐ)
– HĐLĐ không xác định thời hạn.
– HĐLĐ xác định thời hạn.
– HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
9. HĐLĐ phải được giao kết bằng văn bản, trừ trường hợp công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết HĐLĐ bằng lời nói.
10. Hợp đồng lao động phải được giao kết trên tinh thần tự nguyện (Điều 17 BLLĐ)