04 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tiền tệ
1. Tính cạnh tranh và đa dạng hóa của thị trường tài chính
Một thị trường tài chính ít cạnh tranh, thị phần tập trung ở một số ngân hàng lớn thì khả năng điều tiết của chính sách tiền tệ sẽ gặp nhiều hạn chế. Sự phát triển của các thị trường khác như: chứng khoán, bảo hiểm, hàng hóa phái sinh…sẽ làm giảm sức ảnh hưởng của chính sách tiền tệ lên rất nhiều.
2. Tình trạng tài chính của các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp
Chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng tài chính cá nhân, hộ gia đình và doanh nghiệp theo 3 cách sau:
– Thứ nhất, chính sách tiền tệ tác động đến hành vi tiêu dùng, đầu tư của cá nhân và doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tiếp cận vốn.
– Thứ 2, chính sách tiền tệ tác động đến giá tài sản như bất động sản, cổ phiếu, nhà xưởng sản xuất…phụ thuộc vào cơ cấu và danh mục đầu tư tài chính doanh nghiệp.
– Thứ 3, thói quen tiêu dùng và đầu tư ở các nước có thói quen dựa trên tiết kiệm hoặc tái đầu tư từ lợi nhuận sẽ ít bị ảnh hưởng bởi chính sách tiền tệ so với các nước dựa trên vốn tín dụng.
3. Chính sách ngoại hối
Trong thị trường tự do về ngoại hối, thì chính sách tiền tệ sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách ngoại hối bởi khả năng tiền tệ sẽ thay thế tài sản trong nước và quốc tế. Mọi hành động của chính sách tiền tệ sẽ trung hòa qua sự dịch chuyển của dòng vốn trên toàn bộ thị trường.
Khả năng tiếp cận dòng vốn từ nước ngoài, sẽ giúp doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào tín dụng trong nước và giảm tác động của chính sách tiền tệ lên tổng cầu.
4. Đô la hóa trên thị trường tài chính
Tình trạng đô la hóa diễn ra phổ biến và có tác động rất mạnh mẽ trong việc thực hiện chính sách tiền tệ trên thị trường đến việc thống kê tổng lượng tiền và xác định các mục sử dụng nguồn tiền sao cho hợp lý nhất. Ngoài ra, tình trạng đô la hóa cả bên chủ nợ và con nợ dẫn đến rủi ro mất cân đối kỳ hạn và chênh lệch giữa đồng tiền quốc nội với đồng đô la.